Bài trắc nghiệm nhỏ về thành ngữ - tục ngữ

Sau đây là một bài trắc nghiệm nhỏ gồm các câu hỏi liên quan đến thành ngữ - tục ngữ. Những kiến thức này chúng ta đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 7. Chúc các bạn làm trắc nghiệm tốt!

1. Khái niệm nào sau đây là khái niệm đúng nhất về thành ngữ?
A) Là câu nói của ông cha ta ngày xưa lưu truyền đến bây giờ
B) Là cụm từ hay từ ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt trong câu.
C) Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
D) Không câu nào đúng cả

2. Trong các câu sau đây, câu nào là thành ngữ?
A) Gắp lửa bỏ tay người
B) Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà sống
C) Chó treo mèo đậy
D) Cả 3 câu trên đều đúng

3. Trong những đáp án sau đây, đáp án nào là giải thích đúng nhất cho thành ngữ "Đánh trống bỏ dùi"?
A) Xử lí một cách linh hoạt theo từng tình huống
B) Làm việc có trách nhiệm rõ ràng
C) Chỉ những con người nói một đằng, làm một nẻo
D) Ví thái độ làm việc không đến nơi đến chốn, xướng ra và hăng hái huy động mọi người làm, nhưng đến giữa chừng thì chính mình lại bỏ dở.

4. Trong những đáp án sau đây, đáp án nào nói đúng về tục ngữ?
A) Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
B) Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.
C) Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
D) Cả 3 đáp án trên đều đúng

5. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A) Nuôi ong tay áo
B) Người dăm bảy đấng, của ba bảy loài
C) Chữ tốt xem tay, người ngay xem khoáy
D) Chết giả mới biết bụng dạ anh em

6. Câu thành ngữ/tục ngữ nào sau đây thuộc chủ đề "Châm biếm"?
A) Con ơi nhớ lấy câu này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
B) Tôn sư trọng đạo
C) Cây có cội, nước có nguồn
D) Chị em dâu như bầu nước lã

7. Câu thành ngữ "Cưỡi ngựa xem hoa" có nghĩa gì?
A) Chỉ kẻ phản bội
B) Chúng ta phải biết chọn bạn, chọn nơi ở
C) Chỉ thái độ làm qua loa
D) Phải biết học tập mọi lúc mọi nơi

8. Câu tục ngữ "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa?" thuộc chủ đề gì?
A) Thiên nhiên
B) Quê hương đất nước
C) Lao động sản xuất
D) Con người và xã hội

9. Trong bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương có sử dụng một câu thành ngữ, em hãy cho biết đó là câu thành ngữ nào?
A) Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh
B) Thân em vừa trắng lại vừa tròn
C) Cách mấy nắng mưa
D) Hoa cười ngọc thốt đoan trang

10. Trong câu thành ngữ trên, ta có thể thay đổi những từ ngữ trong câu bằng những từ đồng nghĩa hoặc thay đổi vị trí của từ được không?
A) Không, vì thành ngữ có cấu tạo cố định
B) Được
C) Không, vì khi thay đổi, ta sẽ làm mất đi sự hoàn chỉnh, câu sẽ trở nên cọc cạch
D) Câu A, C đều đúng



Điểm đạt được =  

Đáp án:

Bài Trắc Nghiệm có nhiều lượt xem nhất

Bài trắc nghiệm: "Dế Mèn Phiêu Lưu Ký"

Bài trắc nghiệm: "Truyện Kiều"